Trong bài viết nghệ thuật uống rượu vang và cách chọn ly rượu vang ta đã biết qua quá trình làm nên loại rượu này cũng như sự đa dạng của ly uống rượu vang. Vang là một thức uống ngon nổi tiếng và được dùng phổ biến từ nhà hàng sang trọng, quán bar tới những bữa ăn tại nhà. Lần này Bohemia Sài Gòn sẽ giới thiệu nghệ thuật kết hợp rượu vang trong ẩm thực như thế nào để thưởng thức bữa ăn một cách trọn vẹn.

Đầu tiên ta cần có một vài kiến thức cơ bản để phân biệt rượu vang:

– Vang đỏ có vị đắng nổi bật; 
– Vang trắng, vang hồng hay champagne thì thiên về vị chua;
– Còn vang ngọt thì có nhiều vị ngọt hơn.


Công thức ghép thực phẩm và rượu vang phổ biến

1. Chung nguồn gốc 

 
Một số những thực phẩm chung nguồn gốc xuất xứ sẽ bổ trợ hương vị của nhau rất tốt. Đơn giản như khi ta ghép rượu vang Ý và món Ý hoặc một ly noir pinot vùng Oregon với một phần pho mát từ sữa bò ở Thung lũng Willamette.


Ravioli bí đỏ sốt bơ và Franciacorta (champagne từ Ý)

2. Chua + chua

Không giống như vị đắng, vị chua rất thích hợp với thức ăn và rượu vang trong ẩm thực do vị chua của rượu sẽ là tiêu chí cơ bản khi chọn rượu vang trong ẩm thực dùng với món ăn. Nếu rượu vang có độ chua ít hơn thực phẩm, vị của vang sẽ bị chìm. Điển hình là sự kết hợp một ly Chardonnay với món salad vinaigrette. Do vậy khi ghép bất kì món ăn nào với rượu vang, hãy xem xét sự cân bằng vị chua giữa các loại thực phẩm và rượu vang.


Salad gồm lê, Parmesan, bồ đào, rau Rocket và cùng với Prosecco (champagne Ý)

3. Ngọt + mặn

Nếu bạn yêu thích thịt xông khói ướp syrup maple, kẹo hồ đào và kẹo caramen thì sự ghép đôi rượu vang ngọt với thức ăn mặn có lẽ sẽ làm bạn thích thú. Hãy thử ghép vang ngọt với các món ăn châu Á như cơm chiên hoặc Pad Thái hoặc bánh mặn Pretzels và phô mai.


Rượu Port và phô mai Stilton

4. Đắng + Đắng = Không

Thức ăn có vị đắng không thực sự hài hòa cùng các nguyên liệu cũng chứa vị đắng, đó là lý do chính khiến đa phần người ta ít kết hợp rượu vang đỏ và sô cô la đắng. Vậy nên ta cần thêm một chút vị béo để giúp giảm bớt vị đắng.

5. Đắng + Béo

Thường thấy nhất là sự kết hợp của món bít tết cổ điển với rượu vang đỏ. Ngoài ra người ta còn dùng rượu vang đỏ vị anh đào như Sangaguese của Ý với bánh khoai tây nướng, cà chua đỏ và rau rocket. Cách ghép đôi này giúp tannin của rượu cân bằng với chất béo trong bánh và mang lại sự hài hòa trong món ăn và rượu vang.


Steak và rượu Cabernet Sauvignon

6. Chua + Béo

Một thức uống có hàm lượng axit cao sẽ tạo thêm sự thú vị cho những món có vị béo. Đây là lý do tại sao sốt bơ rượu vang trắng phổ biến. Do thành phần rượu vang trắng trong sốt bơ chính là tâm điểm của toàn bộ món ăn. Khi bạn dùng món có nhiều vị béo như cheesecake, hãy gọi ngay một ly champagne hay vang trắng.


Rượu Sauvignon blanc và bánh cheesecake 

7. Độ cồn + Béo

Vị cồn của rượu thường được đánh giá chung với tính chua nên ta có thể kết hợp tương tự như công thức Chua + Béo. Sự khác biệt chính ở đây là không nên sử dụng đồ uống có cồn cao để tráng vị sau mỗi món ăn vì sẽ dễ gây khó chịu cho người dùng. Thay vào đó, ta nên xem sự kết hợp độ cồn + béo như một cách để giảm bớt việc tiêu thụ thức ăn. Thực vậy, một ly zinfandel 17% sẽ làm chậm lại tốc độ bạn ăn bít tết đáng kể. Một số người thường áp dụng việc ghép đôi độ cồn + béo với món tráng miệng, nhưng cũng có người thì thích dùng trong bữa ăn chính với cách ăn chậm hơn và thời gian thưởng thức lâu hơn.


Bạn có biết? 

Uống rượu vang đỏ vừa phải thì tốt hơn là không uống chút nào. Tại sao? Chất chống oxy hóa được tìm thấy trong rượu vang đỏ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, tăng tuổi thọ và giảm nguy cơ tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, để mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe ta luôn phải uống rượu vang đỏ trong chừng mực.

Bohemia Saigon dịch và viết
Nguồn dịch: winefolly


khảo bộ ly rượu vang ➤ Tham khảo bộ bình bông ➤ Tham khảo  đèn trang trí
➤ Tham khảo bộ ly champagne ➤ Tham khảo các loại tô – thố – đĩa ➤ Tham khảo bộ đèn chùm
➤ Tham khảo bộ ly bia ➤ Tham khảo bộ bình chiết rượu ➤ Tham khảo bộ đèn treo tường
➤ Tham khảo bộ ly whiskey ➤ Tham khảo bộ bình nước ➤ Tham khảo bộ đèn bàn
➤ Tham khảo bộ ly shot – rượu mạnh ➤ Tham khảo bộ bình trà ➤ Tham khảo bộ bình rượu mạ vàng đắp nổi
➤ Tham khảo bộ bình rượu Mài ➤ Tham khảo bộ bình rượu ➤ Tham khảo bộ bình rượu Mạ vàng họa tiết
➤ Tham khảo bộ bình vẽ màu ➤ Tham khảo bộ bình bông mạ vàng ➤ Tham khảo bộ bình  mài

 


>>>
NGHỆ THUẬT UỐNG RƯỢU VANG VÀ CÁCH CHỌN LY RƯỢU VANG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *